Kinh nghiệm chính trị ban đầu Lee Myung-bak

Năm 1992, Lee đã trải qua giai đoạn quá độ từ kinh doanh sang chính trị. Lee được bầu cử thành ủy viên Quốc hội lần thứ 14 của Hàn Quốc. Sau khi Lee làm ủy viên Quốc hội lần thứ 2 vào năm 1996 tại Seoul, Lee đã sử dụng nhiều chi phí trong quá trình hoạt động tuyên truyền tranh cử. Lee từ chức vào năm 1998 sau khi bị phát hiện số tiền 7 triệu won (HQ) trái phép với Luật Tranh cử.

Năm 2002, Lee đắc cử thị trưởng Seoul. Nhưng ông bị phạt do khởi phát cuộc vận động tranh cử sớm hơn quy định. Trong thời gian nhiệm kỳ, Lee đóng góp cho việc phục hồi dòng suối Cheonggyecheon, một thủy lộ trải qua Seoul.

Thị trưởng Seoul

Phong cảnh Cheonggyecheon vào ban đêm

Sự đóng góp lớn nhất trong nhiệm kỳ thị trưởng Seoul của Lee là việc gỡ bỏ xa lộ trên cao cắt ngang khu trung tâm Seoul và xây dựng dòng suối Cheonggyecheon, nơi nghỉ ngơi công cộng có giá trị hàng triệu USD.

Thành tích chủ yếu của Lee trong nhiệm kỳ thị trưởng có thể nói chính là công tác phục hồi dòng suối Cheonggyecheon. Với những nỗ lực không ngừng của ông, hiện nay dòng suối này đang chảy qua trái tim của thủ đô Seoul và biến Seoul thành một nơi nghỉ ngơi công cộng hiện đại, đồng thời là một tài sản cho hệ thống sinh thái.

Không chỉ riêng mình nhân dân thủ đô Seoul mới tỏ lòng ngưỡng mộ Lee. Năm 2006, Asian Times đăng bài "Seoul, một thời từng được ví như một tượng trưng của một khối bê tông, đã thành công trong việc thay đổi bộ mặt của mình trong một dòng suối xanh và nay nó đang nhắc nhở nhân dân các nước khác trong khu vực châu Á về tình yêu đối với môi trường", kèm theo bức ảnh Lee đang nhúng chân vào nước suối Cheonggyecheon. Hơn nữa, vào tháng 10 năm 2007, cùng với Nguyên Phó Tổng thống Mỹ Albert Arnorld Gore Jr, Tổng thống Lee đã được Tạp chí Times bầu chọn là "Người anh hùng của Môi trường".

Một dự án khác cũng đầy tham vọng là rừng Seoul. Đây chính là câu trả lời của Seoul đáp lại Công viên Trung tâm (Central Park) của New York hoặc Công viên Hyde của Luân Đôn. Rừng Seoul cung cấp cho dân cư Seoul một không gian xanh rộng lớn với 400,000 cây và 100 loại động vật khác nhau, trong đó bao gồm cả hươu và nai. Chỉ sau một năm thi công, công viên này đã khai trương vào tháng 6 năm 2005.

Và khu vực nằm ngay trước Toà thị chính Thành phố Seoul chỉ là một quỹ đạo giao thông bằng bê tông. Tuy nhiên, World Cup năm 2002 đã cho thấy hữu ích của khu vưc này như thế nào khi sử dụng nó như một không gian văn hoá với cái tên Quảng trường Seoul (Seoul Plaza). Vào tháng 5 năm 2004, người ta đã cắt băng khánh thành một công viên mới trong khu vực này, đó là một bãi cỏ nơi người dân Seoul có thế đến để giải trí hoặc tổ chức các buổi trình diễn văn hoá.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Lee Myung-bak http://news.chosun.com/site/data/html_dir/2008/09/... http://www.cyworld.com/mbtious http://news.hankooki.com/lpage/politics/200701/h20... http://www.heraldbiz.com/SITE/data/html_dir/2008/0... http://isplus.live.joins.com/news/article/article.... http://www.marketwatch.com/news/story/south-korean... http://www.ohmynews.com/NWS_Web/view/at_pg.aspx?CN... http://www.reuters.com/article/latestCrisis/idUSLN... http://news.xinhuanet.com/english/2008-05/07/conte... http://mest.korea,kr/mest/jsp/mest1_branch.jsp?_ac...